Saturday, August 22, 2015

Họp bàn ứng phó thị trường tiêu thụ thanh long.

BTO- Sở Công thương Bình Thuận vừa chủ trì cuộc họp phổ biến thông tin thị trường tiêu thụ thanh long tại Trung Quốc, đồng thời bàn giải pháp nhằm ứng phó trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp có đại diện Sở NN & PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học - Công nghệ, Hội Nông dân, Liên minh HTX, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và các địa phương có diện tích trồng thanh long lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Ngô Minh Hùng - Phó Giám đốc Sở Công thương, vừa qua truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin việc tiêu thu thanh long ở tỉnh Quảng Đông gặp khó khăn. Nguyên nhân do sản lượng thanh long sản xuất tại nước này tăng mạnh, đang rơi vào thời điểm thu hoạch rộ và nguồn cung từ Việt Nam vẫn duy trì với số lượng lớn, dẫn đến giá cả liên tục sụt giảm… Vì Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ hầu hết thanh long xuất khẩu của Bình Thuận nên địa phương cần kịp thời tìm kiếm giải pháp ứng phó, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm lợi thế mới mong giữ vững thị phần.

Một người chết ven quốc lộ 1A chưa rõ tung tích.

Rạng sáng nay, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 22/8/2015, người dân phát hiện một nam thanh niên nằm bất động bên lề đường ven quốc lộ 1A thuộc địa bàn thôn An Vinh, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân ( Bình Thuận ). Trên đầu và khắp người nam thanh niên này này đính đầy máu. Ngay lập tức vụ việc được báo cho cơ quan công an.



Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định nạn nhân đã chết trước đó. Trên đỉnh đầu, hộp sọ có vết nứt, thân thể có nhiều chổ xây xát. Nạn nhân khoảng 25 – 30 tuổi. 

Dinh Thầy Thím - huyền thoại giữa đời thường

Nếp nhà ấy bình dị như một mái nhà quê luôn trông ngóng người ở xa trở về. Dinh Thầy - Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) vẫn như một mái ấm của cả dân làng Tam Tân từ hàng trăm năm qua, và rồi để những ai trở về đây như tìm về một chốn bình yên cho tâm hồn... 
Cổng tam quan Dinh Thầy - Thím

Đặt chân đến cổng tam quan dinh trời đã về chiều của một ngày hè giữa tháng 7, những tia nắng le lói cuối ngày tỏa sáng rạng rỡ mái rồng cổng dinh trước khi sụp tắt. Thế mà từng đoàn du khách vẫn nối nhau lũ lượt qua cổng dinh, mang lễ vật về thăm nếp nhà xưa. So với một ngày hè của 15 năm trước, khi lần đầu cùng người bạn địa phương ngồi xe máy tìm đường đến thăm dinh, giờ đây khu vực quần thể dinh đã khang trang hơn rất nhiều. 

Trong ký ức của tôi vẫn còn lưu giữ hình ảnh con đường đất bụi mù dẫn vào cổng dinh, hai bên là hàng dài những người buôn bán đồ cúng và hàng quà vặt khi về thăm dinh năm ấy. Con đường đỏ bụi ngày xưa giờ đã thay bằng đường đổ nhựa đen bóng. Không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách. 

Lăng Ông Nam Hải ở Tuy Phong

Dinh Vạn Thủy Tú ở TP Phan Thiết là dinh vạn lớn và cổ xưa của nghề biển Bình Thuận. Dinh được xây dựng năm 1762, trong đó có chính điện đặt khám thờ thần Nam Hải. Tại đây có trưng bày bộ xương cá voi dài 22 met, được xem là lớn nhất Đông Nam Á.

Bộ xương cá voi dài 22 met ở Vạn Thủy Tú, lớn nhất Đông Nam Á.

Thế nhưng ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (cũng thuộc tỉnh Bình Thuận) có lăng Ông Nam Hải, nơi thờ bộ xương cá voi dài đến... 25 met!

Sao kỳ vậy? Chẳng lẽ bộ xương cá voi ở Vạn Thủy Tú dài nhất Đông Nam Á mà lại... dài nhì tỉnh Bình Thuận?

Lầu Ông Hoàng thành phế tích

Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời. 

Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn. 

Lầu Ông Hoàng giờ chỉ là một bãi hoang tàn 

Nơi ngự của các ông hoàng... 

Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại. 

Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này. 

Vạn Thủy Tú – ‘bảo tàng” của làng biển

 – Làng chài Vạn Thủy Tú (Phan Thiết – Bình Thuận) hình thành từ năm 1762, được xem là cổ xưa nhất Nam Trung bộ. Đến thăm Vạn Thủy Tú, chẳng khác nào ta bước vào một bảo tàng sống động của văn hóa những người ngư phủ.
Tục thờ cá Ông
Với những vạn chài suốt chiều dài đất nước, từ hàng ngàn năm qua, những ngư phủ Việt đã có tục thờ cá Ông – tức cá voi, đó chính là một tín ngưỡng dân gian đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa vào tận mũi Cà Mau. Và với loài vật khổng lồ linh thiêng này, ngư dân các vạn chài luôn tôn thờ và gọi bằng cái tên đầy tôn kính: thần Nam Hải hay ông Nam Hải.
Vạn Thủy Tú – “Bảo tàng” của làng biển Trung bộ
Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng: Những ngư phủ đang ra khơi đánh bắt xa bờ, không may bị bão tố cuồng phong đánh chìm tàu thuyền, thì chính khi ấy, cá ông đã tìm đến đưa lưng mình ra để nâng cao thuyền lên và đưa thuyền vào bờ. Và do chính hành động cứu người như thế, cá ông thường không thể trở ra biển khơi được vì kiệt sức nên đã chết dạt, mà ngư dân thường gọi là ông lụy.

VÃN CẢNH CHÙA TRÊN NÚI TÀ CÚ

Khu Du lịch Tà Cú tọa lạc tại km 28 thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, nằm sát Quốc lộ 1A, cách TP.HCM 170km, cách TP Phan Thiết 30km, có diện tích rộng hơn 250.000m2.
b_0_0_0_00_images_stories_10_12_1.ta_cu.jpg
Tham quan núi Tà Cú, có hệ thống cáp treo được sản xuất năm 2002 tại Châu Âu, với chiều dài tuyến cáp treo 1.600m, độ cao 505m, được trang bị từ 25 đến 30 cabin đóng mở tự động, có công suất vận chuyển từ 700 đến 1.000 du khách/giờ.
b_0_0_0_00_images_stories_10_12_2.ta_cu.jpg
Cụm tượng Tam thế phật
Anh Cảnh- Hướng dẫn viên Du lịch tại đây cho biết, anh công tác tại Khu du lịch Tà Cú đã 7 năm, nhà ở Phan Thiết, mỗi ngày có xe đưa rước cách Tà Cú 30km.

Vẻ đẹp hoang sơ của thị xã Lagi - Bình Thuận

La Gi (phát âm: /la-zi/) là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận. La Gi vốn là tên thị trấn huyện lị của huyện Hàm Tân và được nâng cấp, mở rộng thành thị xã (đô thị loại IV) theo quyết định số 1222/QĐ-BXD ngày 3 tháng 6 năm 2005 của bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam. La Gi có diện tích là 18.282,64 ha và 120.230 nhân khẩu. Mật độ dân cư: 650 người/km².
La Gi có các thắng cảnh: Đồi Dương, Bãi Dương Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Hòn Bà, Dinh Thầy Thím. Cảng Lagi là một trong những Cảng cá biển vào loại lớn nhất Tỉnh Bình Thuận và khu vực.
Chi tiết có thể tham khảo tại đây:http://vi.wikipedia.org/wiki/La_Gi
1/ Địa danh Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển Lagi huyện Hàm Tân gần 2 cây só về hướng Ðông. Cách Phan Thiết khoảng 70 km về phía Ðông Nam.
Hòn Bà là ngọn núi trẻ, trên núi có nhiều cây cổ thụ lớn. Nửa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ Thần Thiên Y Ana, vị Thần thiêng liêng của vương quốc Chămpa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ Thần.

La Gi - Bình Thuận: thiên đường mới cho người thích du lịch biển

Cách đây chừng 5 năm, bờ biển dài 28km hoang sơ với những đồi cát mịn, gộp đá và rừng dương hãy còn rất ít người biết đến. Những du khách đến La Gi lần đầu tiên dễ có cảm giác đây là một đô thị bị lãng quên.

Sau lần đầu tiên qua đêm tại thị xã tĩnh lặng này, tôi đã từng ví La Gi có vẻ đẹp như một cô thôn nữ vừa thức dậy mơ màng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cô thôn nữ quả nhiên đã bị đánh thức, nhất là vào những ngày cuối tuần, bởi đông đảo du khách.
La Gi - thiên đường biển mới 1
Về La Gi thưởng thức hải sản
Thịnh, một chàng trai trẻ mới ngoài 20 làm công nghệ thông tin là dân sở tại nói: “La Gi may mắn nằm kẹt giữa hai khu đô thị du lịch đắt đỏ là Phan Thiết và Vũng Tàu nên đón được nhiều tour ngắn, giá rẻ”.

CÒN KHÔNG NGHỀ ĐAN THÚNG CHAI Ở PHAN THIẾT!?

 Quá trình chinh phục biển cả, từ hàng trăm năm trước, ông cha ta đã sáng chế ra nhiều phương tiện để các ngư dân có thể hiên ngang “đứng” giữa biển khơi. Trong đó, chiếc thúng chai là một trong những phương tiện được ngư dân sử dụng để đi lại trên biển. Và nghề đan thúng chai cũng xuất hiện từ đó. Ngày nay, giữa lòng đô thị Phan Thiết tấp nập, vẫn còn đâu đó hình ảnh lặng lẽ của những nhà nghề đang từng ngày tạo ra những chiếc thúng chai truyền thống, mang dấu ấn thời gian.


Nghề đan thúng chai ở Phan Thiết bắt nguồn từ những gia đình người Quảng di cư vào các làng chài ven biển Phan Thiết để mưu sinh bằng nghề khai thác hải sản, họ cũng mang theo nghề đan thúng chai vào đây để phục vụ việc đi biển.

Bình Thuận đồng ý tuyển gần 300 lao động Trung Quốc

VOV.VN - Bình Thuận vừa cho phép Nhà máy Nhiêt điện Vĩnh Tân 1 tuyển dụng 
295 lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động Trung Quốc.
Ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Bình Thuận vừa ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép Văn phòng điều hành Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được tuyển 295 lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động người Việt Nam. Trong danh sách kèm theo, hầu hết số lao động này đều là người Trung Quốc.
binh thuan dong y tuyen gan 300 lao dong trung quoc hinh 0
Lao động TQ làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 vào tháng 3/2015.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng đã giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình tuyển dụng số lao động này và chỉ thực hiện cấp phép khi hội đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn tuyển dụng của Văn phòng điều hành Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận.