Monday, August 24, 2015

Lập kế hoạch cho chuyến du lịch bụi Phan Thiết – Mũi Né

"Du lịch Phan Thiết mấy ngày là đủ?", “ đến bằng phương tiện gì ?”, “ăn uống, ngủ nghỉ, chơi ở đâu ?”… Bạn nên có sẵn câu trả lời cho những câu hỏi trên trước khi quyêt định xách vali đến Phan Thiết – Mũi Né 
Bạn nên đi mấy ngày?
"Du lịch Phan Thiết mấy ngày là đủ?" nghe có vẻ như là một câu hỏi thừa nhưng sự thực thì không hẳn vậy. Bạn hãy thử trả lời câu hỏi trên xem thế nào? 2 ngày? Liệu có đủ? 3 ngày? liệu có thừa? 4 ngày? đi gì mà nhiều thế?
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết phải di chuyển hơn 200km (đi đến Phan Thiết thì chỉ mất 198km nhưng di chuyển vào Mũi Né thì đi khoảng hơn 21km nữa), thời gian đi mất ít nhất 4giờ 30 phút dù là bạn đi phương tiện gì. Như vậy thời gian đi và về sẽ mất hết hơn 400km tương đương hơn 8 tiếng di chuyển = 1 ngày.

Biển đẹp, ăn ngon ở Phan Thiết - Mũi Né

Phan Thiết - Mũi Né được nhiều cặp đôi chọn là nơi chụp ảnh cưới và nghỉ tuần trăng mật vì thực sự nơi đây quá tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng.

Phan Thiết là thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP HCM gần 200 km. Phan Thiết được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh đẹp, bãi biển trong xanh và những đồi cát trắng, vàng mênh mông tưởng như khô cằn nhưng lại lãng mạn.
PTMN-7067-1397709374.jpg
Bãi biển Phan Thiết trong xanh và yên bình. Ảnh: C.V.
Thời điểm
Thời tiết Phan Thiết không quá nắng gắt, với nhiệt độ trung bình khoảng dưới 30 độ C, thời điểm lý tưởng nhất đến đây là từ tháng 8 tới tháng 1, thời tiết ôn hòa, không quá nóng, nước trong xanh. Mùa mưa sẽ ở trong khoảng tháng 6 và 7, nhưng sẽ chỉ có những cơn mưa rào nên bạn vẫn có thể thoải mái nghỉ ngơi, tắm biển. 

Ăn gì, chơi đâu khi đi du lịch ở Phan Thiết

Đến Phan Thiết, chắc chắn phải có một chầu hải sản ra trò rồi. Yên tâm rằng bạn sẽ được thưởng thức đồ biển tuyệt ngon, với giá cực mềm khi đến đây.
Phan Thiết - Cua Huỳnh Đế
Cua Huỳnh Đế
Một thú vui nữa mà bạn có thể tận hưởng đó là kết hợp dạo biển buổi sáng với việc tự tay chọn những loại hải sản cực kì tươi ngon như cá, ghẹ, mực, sò…do ngư dân vừa đánh lưới, đảm bảo vừa tươi, vừa rẻ. Sau đó bạn có thể nhờ đầu bếp của khu du lịch chế biến giúp.
Trong thời gian ghé đến đây, bạn còn có thể nếm nhiều món đặc sản địa phương khác như bánh xèo, bánh căn, mì quảng, gỏi ốc, răng mực, sò…cực ngon và lạ. Những món này bạn có thể mua ở chợ Phan Thiết hoặc dễ dàng bắt gặp ở khắp nơi trong thành phố. Dưới đây là giá và địa chỉ một vài quán để các bạn tham khảo.

Khó nhiều điều ở tuyến du lịch Nam Phan Thiết

BTO - Cũng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và bờ biển trải dài hoang sơ như Hàm Tiến - Mũi Né, song tuyến du lịch phía Nam Phan Thiết hiện vẫn chưa thể khai thác tiềm năng tương xứng bởi còn khó nhiều điều…
Tiềm năng dễ thấy đã giúp tuyến du lịch phía Nam Phan Thiết (dọc đường ĐT. 719 - xã Tiến Thành) nhanh chóng thu hút hàng chục dự án du lịch đầu tư. Tính đến giữa tháng 8/2015, trên địa bàn Tiến Thành có 35 dự án du lịch còn hiệu lực đầu tư với tổng vốn đăng ký 19.149 tỷ đồng/diện tích 1.756 ha, đó là chưa kể mới đây có 2 dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư: Trung tâm Dưỡng lão (4 ha) và Khu biệt thự Làng Sen (78 ha).
Cảnh quan đẹp và bờ biển hoang sơ là thế mạnh của tuyến du lịch Nam Phan Thiết. Ảnh: Golden Cost Resort.
Tuy nhiên hiện ở tuyến này chỉ có 18 dự án du lịch đi vào hoạt động với 639 phòng, tương ứng phục vụ khoảng 1.900 lượt khách/ngày. Trong đó, một số cơ sở lưu trú đầu tư với quy mô khá lớn như: Sea Lion Beach Resort Spa II (108 phòng), KDL Healthy Fiore (41 phòng), Golden Coast Resort (75 phòng), KDL Sand Hills (68 phòng), KDL Champa (54 phòng)…

Một vòng... "xíu mại" ở chợ Phan Thiết


Quầy "bánh mì 2 chị em" với khay xíu mại lúc nào cũng nghi ngút khói
Bạn sẽ hơi thắc mắc vì sao trong "bản đồ ẩm thực" của Sài Gòn lại có món xíu mại xa xôi ở tận Phan Thiết. Và đã đến đây sao không ăn hải sản như mực một nắng hay tôm cua cá ghẹ ở Mũi Né, mà lại chui tận vào chợ Phan Thiết chỉ để ăn loại thịt viên rất dễ dàng tìm thấy ở các tiệm bánh mì hay cơm tấm ở Sài Gòn này.
Tôi nghĩ chắc nhiều bạn hay đi Phan Thiết theo lịch trình đến resort ở khu Mũi Né vào buổi trưa hôm trước, nhận phòng, tắm biển và chơi cho đến chiều tối. Hôm sau trên đường về lại Sài Gòn sẽ ghé vào chợ Phan Thiết mua thêm các đặc sản như khô cá các loại, hải sản tươi sống, chả cá chiên, bánh bột lọc...
Duy có một lần tôi thử ghé chợ Phan Thiết vào buổi chiều và phát hiện ra quầy bánh mì độc đáo mà người dân địa phương hay gọi là "bánh mì 2 chị em" này. Gọi là "quầy" vì các món ăn kèm được bày biện trên một cái bàn lớn chứ không để vào xe như thường thấy ở Sài Gòn.

Đậm đà cá thóc

Những tháng giáp tết, biển thường chênh chao, ngả màu đùng đục. “Chớn nước này là cá thóc rộ dữ lắm”, ngư dân Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) quê tôi thường nói vậy.

Cứ khoảng xế chiều là thuyền về. Những giỏ cá nặng trịch được khiêng lên bến. Khá nhiều loại cá, mỗi loại cá có một màu riêng, nhưng màu hồng đỏ của cá thóc là “lấn lướt” hơn cả, không lẫn vào đâu được. Con nào con nấy mập mạp, bằng bàn tay người lớn, da đỏ ấm au.
Cá thóc
Tôi có mấy lần ghé Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết... ăn cơm. Hỏi cá thóc nấu ngót, nhân viên quán lắc đầu. Nghĩ không ăn được cá quen thì ăn cá lạ cho biết, tôi chỉ đại “cá bã trầu” trong thực đơn. Không ngờ lát sau nhà bếp bưng lên tô canh cá... thóc thơm lừng. Thật bất ngờ. Hỏi ra mới hay cá thóc còn có tên là “cá bã trầu”.
Tôi còn nghe ở đâu đó gọi là “cá thao láo” rồi “cá trao tráo” nữa. Hai cái tên “tượng hình” này thì tôi hiểu: do mắt cá lồi ra, lại cứ mở thao láo (trao tráo) nên người ta gọi vậy.

Giòn tan bánh rế Phan Thiết

Cứ tầm khoảng ba bốn giờ chiều, nghe tiếng rao “Bánh rế đây! Bánh rế đây!...” vang lên ở đầu xóm là chúng tôi ngừng ngay các trò chơi chạy ra đầu ngõ háo hức chờ mua bánh rế của thím Năm.

Giòn tan bánh rế Phan Thiết 1Gọi là bánh rế có lẽ là vì hình dáng chiếc bánh được quấn kết như chiếc rế tre
dùng lót nồi ở quê - Ảnh: Giang Vũ
 
Người lớn kể thím quê ở Phan Thiết, được chú Năm - ngư dân phố biển miền Trung - trong một lần tránh bão đã đưa thuyền vào trú ẩn trong đấy phải lòng, nên cưới về làm vợ. Theo chồng về Đà Nẵng, thím Năm (cách gọi tên vợ theo tên chồng của người quê tôi) mang theo cái nghề làm bánh rế gia truyền của gia đình về để mưu sinh.
Nhiều lần ghé nhà thím Năm chơi mới thấy hết cái tài hoa của người làm bánh. Gọi là bánh rế có lẽ là vì hình dáng chiếc bánh được quấn kết như chiếc rế tre dùng lót nồi ở quê. Nguyên liệu làm bánh rế rất đơn giản, gồm khoai lang hoặc khoai mì và đường trắng. Đầu tiên gọt vỏ khoai lang bỏ đi rồi ngâm khoai vào nước vài giờ cho bớt nhựa.

Nhẩn nha ăn vặt với chả lụi

Trong "tứ khoái" thì việc ăn vẫn luôn được xếp lên hàng đầu. Bởi thế chẳng có gì lạ khi mà đi đến đâu ta cũng bắt gặp hàng hà sa số những món ăn, những kiểu biến tấu lạ mắt lạ miệng của người địa phương. Không cứ gì sơn hào hải vị, một món ăn vặt đơn giản như “chả lụi” cũng bởi từ cái khoái thứ nhất ấy mà ra.

Nhẩn nha ăn vặt với chả lụi 1Miếng chả lụi được cuốn chung với rau xà lách, xoài chua, dưa leo trong một miếng bánh tráng
rồi chấm với nước chấm tỏi ớt trộn với đậu phộng xay
Là một món ăn khá đơn giản được cho là bắt nguồn từ thị xã Lagi (Bình Thuận), lại là món ăn vặt nên chả lụi không dùng để ăn no mà chỉ có thể làm bạn đỡ thòm thèm khi ngồi tán gẫu cùng bạn bè thôi. 
“Lụi” là từ địa phương, dùng để chỉ cách dùng từng chiếc que tre được vót nhọn để xiên qua từng thớ bánh nhỏ rồi đem nướng trên lửa hồng của món ăn độc đáo này. Chả được làm từ tôm và thịt ba rọi thái nhỏ được cuốn trong bánh tráng rồi đem xiên vào thanh tre đó và nướng lên.

Nhớ đời cá hấp cuốn bánh tráng

Về Phan Thiết, bữa trước bữa sau là phải nhắc cá hấp cuốn bánh tráng. Với tôi chỉ có ăn cá hấp cuốn bánh tráng ở Phan Thiết mới là tuyệt thú.

 Nhớ đời cá hấp cuốn bánh tráng 1Cá nục hấp cuốn bánh tráng - Ảnh: Tấn Tới
Tuyệt thú và không nơi nào có, vì hình như cũng chẳng nơi nào người ta trồng nhiều bông vạn thọ như vậy chỉ để chưng tết và... ăn với cá. Trong cái rổ rau thơm xanh ngắt, nếu không có đọt vạn thọ xanh xanh hơi ngả tím thì cá tươi mấy, nước mắm pha chế ngon mấy cũng cầm như con gái đẹp mà thiếu duyên. Đọt vạn thọ giòn tươi, thơm cay và nồng nàn đặc biệt, không phải của ớt, không phải của tỏi hay bất cứ thứ rau thơm nào khác. Chỉ khi kẹp với cá tươi thì nó mới cất tiếng, mà cất tiếng một cách huy hoàng.

Nhớ mùa cá nục

Cá hấp phải mặn mà, vì vậy phải ướp đầy đủ gia vị vị như hành lá, hành tím, bột nêm, đường, ớt bột... rồi mới hấp.

Nhớ mùa cá nục
Không có lần về quê nào mà tôi không thưởng thức món cá nục hấp của mẹ. Nhất là tháng 6, 7 âm lịch, những ngày vào mùa cá nục, tươi đến mức lớp da ánh lên xanh biếc, dùng tay ấn vào từng con thấy chắc nịch, mắt cá long lên trong vắt.
Nhà tôi cách chợ 10 mét nên chỉ cần bước xuống là đã thấy ngay hàng bán cá trải dài với đủ thứ loại. Nhưng loại cá nục suôn nhỏ bằng ngón tay hay cá nục bông to hơn luôn hấp dẫn mỗi khi nghĩ đến việc làm món cá nục hấp cuốn bánh tráng. Có lẽ vì thịt chúng rất thơm, ngọt và béo. Vào mùa cá nục ở quê thường giá cá rất rẻ, 1 rổ khoảng 20 chục con giá chỉ có 20.000đ. Mua một rổ 2 người ăn không hết.

Về Bàu Cát ngắm sen nở trên sa mạc

Ghé vùng đất này, bạn sẽ bắt gặp một sa mạc tuyệt đẹp với những động cát trắng tinh anh, "vắt ngang" giữa hai hồ nước rộng xanh thẳm được tô điểm hàng ngàn đóa sen hồng.


Bàu Trắng hay còn gọi là Bàu Cát, Bàu Sen, Bạch Hồ thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, cách Phan Thiết khoảng 45 km. Du khách có thể đến Bàu Trắng bằng hai cung đường khác nhau: từ Phan Thiết men theo đường biển đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng cứ thế chạy dọc bãi biển trong khoảng một tiếng đồng hồ là tới. Cách thứ hai là từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải chừng 18km băng qua những ngọn đồi trọc, xuyên qua các cánh rừng sò đo, những động cát trắng thơ mộng sẽ tới được Bàu Trắng.
 Về Bàu Cát ngắm sen nở trên sa mạc - 2
 Về Bàu Cát ngắm sen nở trên sa mạc - 3
Bàu Trắng gồm hai hồ nước khá rộng (Bàu Ông và Bàu Bà) và một động cát trắng ngăn giữa hai hồ. Truyền thuyết của người Chăm kể rằng trước đây, bàu là một cổng sông chạy thẳng ra biển nhưng sau này bị cát lấp nên chia thành hai hồ. Một truyền thuyết khác kể xưa kia nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Từ đó nó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ.

Bí quyết món mì quảng Phan Thiết của ba

Theo ba, điều tạo nên hương vị khác biệt đó chính là nồi nước dùng và tỏi, ớt.
“Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi má lót lá mà nằm”. Câu ca trên có vẻ như không đúng với trường hợp của tôi, một đứa trẻ mồ côi mẹ từ thuở mới lọt lòng. Bởi, tôi không những chỉ được ăn cơm với cá, mà còn được ăn món mì quảng rặt hương vị biển, do ba tôi làm.

Ba tôi, vốn là thợ nấu cho một nhà hàng danh tiếng ở quê nhà Phan Thiết. Khi má mất, vì để tiện chăm sóc tôi, nên ba mở một quán ăn nhỏ trước nhà. Ban đầu ba bán đủ thứ, khi thì cơm tấm, lúc lại bún bò, đôi khi là nồi mì quảng. Nhưng có lẽ vì thực khách đến quán mê nhất là món mì quảng, nên dần dà, ba chỉ tập trung vào món này. Không ngờ, quán mì của ba tôi ngày càng đông khách.
 Bí quyết món mì quảng Phan Thiết của ba - 1
Món mì quảng rặt hương vị biển của ba
Sau này, có lần tôi hỏi: “Mì quảng Phan Thiết khác gì với mì Quảng của xứ Quảng không ba”. “Khác chứ con” - ba nhẹ nhàng đến bên nồi mì quảng, cẩn thận múc ra một tô đặt lên bàn cho tôi ngắm nghía, rồi tiếp: “Vậy con có nhận ra sự khác biệt đó không?”. Tôi gật: “Vị rất khác, dù vẫn những cọng mì vàng vàng ấy, cũng con tôm đỏ hồng, miếng sườn non sắc cạnh… nhưng tô mì quảng của ba đậm đà hơn những tô mì quảng mà con đã từng ăn ở xứ Quảng”.

Bắt giam Phó phòng Lao động - tiền lương Công ty XSKT Bình Thuận

(PLO) - Tối 22-8, một nguồn tin cho biết, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện bắt giam Bùi Ngọc Nam, Phó phòng Lao động - Tiền lương Công ty XSKT tỉnh Bình Thuận.
Theo hồ sơ chúng tôi có được, năm 2014, ông Nam là Phó Phòng Tài chính Kế toán của Công ty và phụ trách thu chi tiền của các đại lý vé số trong và ngoài tỉnh suốt một thời gian dài.  Lợi dụng chức vụ của mình, ông ta đã biển thủ khoảng 10 tỉ đồng. 

Bùi Ngọc Nam 
Đầu năm 2015 ông Nam chuyển sang nhiệm vụ mới tuy nhiên khi bàn giao lại không bị phát hiện. 

Thương lái Trung Quốc “thâu tóm” thị trường thanh long Bình Thuận

Bài 1: Cài chân rết ở các vựa
BTO -  LTS: Thời gian gần đây, giá thanh long trên thị trường Bình Thuận có nhiều diễn biến bất thường, buổi sáng giá này, buổi chiều giá khác. Sự bất bình thường này làm điêu đứng cả người trồng và người mua, bán thanh long. Sau nhiều ngày thâm nhập thực tế, phóng viên Báo Bình Thuận đã tìm ra những chiêu trò “ép giá” của thương lái  Trung Quốc.
 Không phải đến bây giờ thương lái Trung Quốc mới có mặt tại Bình Thuận để mua thanh long. Khoảng 8 năm trước, họ đã đến để đặt hàng, thu mua và làm ăn rất có uy tín, buôn bán sòng phẳng…
Ồ ạt mở vựa thu mua
Là một trong những người đầu tiên xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Trung Quốc, anh T, chủ doanh nghiệp xuất khẩu thanh long lớn tại Bình Thuận vẫn còn nhớ “cách chơi đẹp” của thương lái Trung Quốc vào những năm 2008 – 2009. “Khi đó, họ qua đây chỉ một hai lần để tìm hiểu thị trường và tìm nguồn cung cấp hàng mà thôi. Còn sau đó hai bên liên hệ buôn bán với nhau qua điện thoại. Muốn mua bao nhiêu thì thương lái Trung Quốc gọi điện báo cho mình và chuyển một phần tiền qua gọi là đặt cọc. Vào mùa chong đèn, tiền cọc mà đối tác phía Trung Quốc chuyển qua có khi đến 2/3 giá trị chuyến hàng. Khi đó đóng thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không sợ bị ép như hiện nay”, anh T cho biết. Nhưng sau này, cả thương lái Trung Quốc và người Việt tham gia buôn bán trái thanh long ngày một nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng tranh mua, giành bán. Các thương lái Trung Quốc trước đây bắt đầu “tung chiêu” thâu tóm các vựa thanh long.
Quá đuối sức, một cơ sở thanh long tại  huyện Hàm Thuận Nam đang cho thuê lại vựa.
Còn nhớ những năm 2011 – 2012, phong trào mở vựa thanh long phát triển ồ ạt. Có những nông dân trúng vài vụ thanh long chong đèn đã có vốn nên họ bắt đầu mở vựa thu mua. Thậm chí có chủ vựa xuất thân là “cò” thanh long, ít kinh nghiệm buôn bán cũng liều mở vựa.